Từ trường được tạo ra bởi 3 cuộn dây đơn giản và dây dẫn đơnDòng điện AC sẽ thay đổi theo thời gian. xét 3 thời điểm được thể hiện ở hình dưới, ở đây do sự thay đổi của dòng điện AC, từ trường cũng thay đổi theo, rõ ràng là mỗi từ trường có một hướng khác nhau ở một thời điểm, nhưng mà độ lớn là giống nhau. Từ 3 thời điểm thì rõ ràng nó giống như một từ trường đang quay đều, tốc độ quay của từ trường được gọi là tốc độ đồng bộ.
Giả sử bạn đang đặt một vòng dây dẫn kín bên trong từ trường quay như vậy. khi từ trường biến thiên thì một điện áp cảm ứng E.M.F được tạo ra trong vòng kín theo định luật Faraday. E.M.F sẽ sinh ra một dòng điện chạy trong vòng dây kín. Do đó giờ đây nó trở thành trường hợp một vòng dây kín có dòng điện đi qua được đặt trong từ trường. Điều này dẫn đến sẽ có một lực điện từ trong dây dẫn kín theo định luật Lorentz, vì vậy vòng dây kín sẽ bắt đầu quay dưới tác dụng của lực điện từ.
Hiện tượng tạo RMF trong đây dẫn kín
1.5. Hoạt động của một motor điện 3 pha.
Hiện tượng tương tự cũng xảy ra bên trong một động cơ điện. Ở đây, thay vì một vòng dây kín đơn giản, một rotor lồng sóc được sử dụng. Rotor lồng sóc bao gồm các thanh dẫn được ngắn mạch 2 đầu bởi 2 vòng ngắn mạch.
Rotor lồng sóc thường được sử dụng trong động cơ điện 3 pha
Dòng điện 3 pha chạy trong dây quấn stator tạo ra một từ trường quay. Do vậy giống như hiện tượng nhắc đến phía trên, dòng điện sẽ được tạo ra trong các thanh dẫn của rotor lồng sóc và nó bắt đầu quay. Bạn sẽ để ý thấy dòng điện cảm ứng trong thanh dẫn sẽ thay đổi, điều này là do từ thông cắt qua mỗi một cặp thanh dẫn là khác nhau, và hướng khác nhau của chúng. Sự thay đổi của dòng điện trên các thanh dẫn sẽ thay đổi theo thời gian.
RMF tạo ra momen quay rotor như với trường hợp vòng dây kín đơn giản
Đây là lý do tại sao cái tên động cơ điện cảm ứng (induction motor) được sử dụng. Dòng điện trong rotor sinh ra do cảm ứng chứ không phải được cấp trực tiếp. Để hỗ trợ hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra thì các lá thép điện từ được gắn bên trong.
Các lá sắt được dát mỏng để giảm thiểu dòng điện xoáy ở mức nhỏ nhất. Bạn có thể thấy rằng một lợi thế lớn của động cơ điện 3 pha là nó tự khởi động. Bạn hãy để ý đến các thanh dẫn trong rotor. chúng được đặt xiên so với trục quay. Điều này để tránh sự dao động của momen quay. Nếu các thanh dẫn được đặt thẳng song song với trục, sẽ có 1 khoảng thời gian nhỏ momen quay chuyển từ cặp thanh dẫn này sang cặp thanh dẫn tiếp theo, điều này sẽ gây ra dao động moment quay và làm rotor bị giật khi quay. Bằng cách đặt xiên các thanh dẫn rotor, trước khi momen quay được tạo ra bởi cặp thanh dẫn này hết đi thì cặp thanh dẫn khác đi vào hoạt động. Do đó nó tránh được sự dao động momen.
1.6. Tốc độ quay của Rotor và khái niệm về hệ số trượt.
Bạn có thể nhận thấy ở đây là cả hai từ trường và rotor đều quay. Nhưng rotor sẽ quay với tốc độ nào? Để có câu trả lời cho vấn đề này chúng ta hãy xem xét các trường hợp khác nhau. Giả sử tốc độ của rotor giống với tốc độ của từ trường quay. Do tốc độ từ trường quay bằng tốc độ rotor ta có thể thấy rằng khi đó thì rotor sẽ chịu một từ trường không đổi, do đó sẽ không có điện áp cảm ứng E.M.F hay dòng điện cảm ứng được sinh ra trong rotor. Điều này có nghĩa sẽ không có lực điện từ nào sinh ra trong thanh dẫn của rotor, do đó rotor sẽ quay chậm dần. Nhưng tại lúc nó quay chậm dần, rotor sẽ chịu 1 từ trường biến thiên, Do đó, dòng điện cảm ứng và lực sẽ tăng lên lại và rotor sẽ quay nhanh lên. Một cách ngắn gọn, rotor sẽ không bao giờ có thể bắt kịp với tốc độ của từ trường. Nó quay với một tốc độ cụ thể và nhỏ hơn tốc độ đồng bộ. Sự khác nhau của tốc độ đồng bộ và tốc độ rotor được gọi là hệ số trượt.
1.7. Năng lượng được chuyển đổi trong động cơ.
Năng lượng của chuyển động quay thu được từ rotor thông qua trục rotor.Hiểu một cách ngắn gọn, năng lượng điện đi vào stator của motor và đầu ra là chuyển động quay của rotor tức biến điện năng thành cơ năng.
Nhưng giữa công suất vào và ra, sẽ có một lượng năng lượng bị tổn thất. Tổn thất này được hợp thành từ các loại tổn thất đó là tổn thất do ma sát, tổn thất đồng, dòng điện eddy và tổn thất sắt từ… Tổn thất năng lượng trong quá trình hoạt động của motor được tiêu tán dưới dạng nhiệt, do dó 1 cánh quạt được đặt sau động cơ giúp hạ nhiệt động cơ.
2. Phân loại motor điện 3 pha
Phân loại dựa theo kích thước kết cấu của motor điện 3 pha
Động cơ điện loại lớn: có chiều cao trung tâm lớn hơn 630mm; đường kính ngoài lõi thép stato lớn hơn 99mm.
Động cơ điện loại vừa: có chiều cao trung tâm 355÷630mm; đường kính ngoài lõi thép stato 560÷990mm.
Động cơ điện loại nhỏ: có chiều cao trung tâm 90÷315mm; đường kính ngoài lõi thép 25÷560mm.
Phân loại dựa theo tốc độ quay của motor điện 3 pha
Động cơ điện có tốc độ quay không đổi, chủ yếu là loại động cơ điện rôto lồng sóc.
Động cơ điện điều tốc, động cơ điện có cổ góp.
Động cơ điện thay đổi được tốc độ có thể đổi chiều quay.
Phân loại dựa theo đặc tính cơ khí của motor điện 3 pha
Động cơ điện KĐB rôto lồng sóc thông dụng.
Động cơ điện rôto lồng sóc có rãnh sâu.
Động cơ điện KĐB hai lồng sóc.
Động cơ điện KĐB hai lồng sóc đặc biệt.
Động cơ điện KĐB rôto quấn dây.
Phân loại dựa theo chế độ vận hành của motor điện 3 pha
Chế độ công tác liên tục (S1)
Chế độ công tác ngắn hạn (S2): 10min, 30min, 60min, 90min.
Chế độ công tác theo chu kỳ.
Phân loại theo hình thức phòng hộ của motor điện 3 pha
Kiểu mở
Kiểu phòng hộ
Kiểu kín
Kiểu chống nước
Kiểu kín nước
Kiểu ngâm nước
Kiểu chống nổ
Phân loại theo ứng dụng của motor điện 3 pha
Loại phổ thông
Loại ẩm nhiệt
Loại khô nhiệt
Loại dùng trên tầu biển
Loại dùng trong công nghiệp hóa học
Loại dùng trên cao
Loại dùng ngoài trời
3. Hướng dẫn bảo dưỡng motor – động cơ điện 3 pha
Để máy móc hoạt động bền bỉ với công suất cao nhất, bạn phải thường xuyên bảo dưỡng motor – động cơ điện đúng cách.
3.1. Kiểm tra và vận hành motor điện 3 pha:
Bạn nên theo dõi thường xuyên tiếng máy chạy.
Kiểm tra nhiệt độ của động cơ điện khi vận hành.
Kiểm tra công suất tiêu thụ năng lượng bằng ampe kế.
Kiểm tra độ tiếp xúc của cầu chì, cầu dao và các điểm khởi động khác.
Lau chùi sạch sẽ bên ngoài động cơ điện, tránh bám bụi.
Bảo dưỡng động cơ điện định kỳ theo lịch bảo dưỡng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Trong điều kiện môi trường vận hành có nhiều bụi bẩn, hóa chất ăn mòn thì nên định kỳ tiểu tu động cơ điện 3 tháng 1 lần
3.2. Các công việc cần thực hiện trong bảo dưỡng động cơ điện định kỳ:
1. Tiểu tu động cơ điện 3 pha:
Trước tiên lau chùi sạch sẽ bên ngoài động cơ điện.
Kiểm tra điện trở cách điện.
Thổi sạch bụi bằng máy nén khí.
Kiểm tra và siết chặt lại các bulong, đai ốc ở chân đế.
Kiểm tra mỡ bò trong các bạc đạn động cơ điện, nếu thiếu thì thêm vào.
Kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị bảo vệ điện.
2. Trung tu động cơ điện 3 pha:
Thông thường sau khi motor 3 pha hoạt động được 4000 giờ thì nên trung tu một lần. Gồm các công việc cụ thể sau:
Kiểm tra lại bạc đạn
Thay mới mỡ bò bạc đạn
Đo độ cách điện các bối dây (nếu cần thiết tiến hành sấy cuộn dây).
Sửa chữa các lỗi, hư hỏng phát sinh trong quá trình vận hành.
Các lưu ý khi vào mỡ bò bạc đạn động cơ điện 3 pha:
Không nhét quá đầy lượng mỡ bò mà chỉ nên vào khoảng 2/3 nắp mỡ.
Khi vào mỡ bò nên chú ý tới công năng của motor (khả năng chịu nhiệt, tải năng,…).
Các bước trình tự tháo lắp động cơ điện 3 pha:
Đầu tiên tháo các đầu dây dẫn điện
Tháo bộ phận tiếp đất.
Tháo động cơ điện ra khỏi hệ thống máy.
Tiếp đến là tháo puly ra khỏi động cơ điện. Chú ý tháo bằng cảo, không dùng búa đập.
Tiếp tục tháo bộ phận che cánh quạt và cánh quạt.
Tháo nắp mỡ sau của động cơ điện.
Tháo bulong nắp trước và nắp sau
Dùng búa gõ nhẹ trên một miếng đệm bằng gỗ hoặc kim loại mềm như đồng đỏ,… để rút nắp sau. Phải gõ tuần tự trên từng hai điểm đối xứng của đường kính trên mặt nắp. Chú ý tháo ốc trước nếu có ốc giữ nắp và vòng bi.
Rút nắp trước cùng với ruột ra khỏi vỏ. Luồng miếng bìa có bề mặt nhẵn vào kẻ hở giữa ruột và vỏ ở phía dưới trước khi rút. Sau đó rút ruột từ từ và dùng tay đỡ theo, tránh làm xây xát bối dây. Đối với ruột motor lớn, khi rút ra cần đỡ bằng pa-lăng.
Ruột sau khi rút ra phải được kê trên giá gỗ. Không để ruột hoặc trục motor tiếp xúc trực tiếp xuống mặt đất hoặc mặt bàn.
Chỉ khi nào cần thay bạc đạn thì mới tháo ra khỏi trục. Trước khi tháo cần phải lau sạch trục và bôi lên trục một lớp dầu nhờn hoặc vaselin mỏng.
Dùng vòng sắt nung đỏ, ốp phía bên ngoài vòng bi để làm nóng vòng bi rồi sau đó dùng cảo để tháo.
Tiến hành lắp lại các chi tiết theo thứ tự ngược lại.
Cách thay thế bạc đạn động cơ điện 3 pha:
Rửa sạch mặt tiếp xúc của trục với vòng bi bằng dầu.
Lau sạch trục và kiểm tra sao cho trên bề mặt không còn một vết gợn, sau đó bôi một lớp dầu nhờn hoặc vaselin mỏng.
Luộc bạc đạn trong dầu khoáng chất tinh khiết ở nhiệt độ 70-80 độ C.
Lắp vòng bi vào trục khi vẫn ở trạng thái nóng 70-80 độ C. Đưa dần bạc đạn vào trục bằng ống đồng có đáy kín lồi hoặc cảo.
Sau khi lắp xong động cơ điện phải quay nhẹ và êm tay.
Cách bảo quản động cơ điện trong kho:
Kho dùng để bảo quản động cơ điện phải có nền cao, khô ráo, không đọng nước, mái không bị dột, cửa gió và có ống thông hơi,.. không đặt gần cống rãnh hoặc môi trường có nhiều bụi, hơi axit, bazơ hay lưu huỳnh.
Phải kiểm tra, bảo dưỡng động cơ điện trước khi nhập kho. Nếu động cơ điện đang được đóng thùng thì nên mở ra. Không để động cơ điện ở ngoài trời.
4.Địa chỉ cung cấp, sửa chữa motor điện 3 pha giá rẻ uy tín tại HCM
Khi motor điện 3 pha bị hỏng sẽ rất ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của khách hàng, làm chậm tiến độ công việc của bạn thế nên việc tìm địa chỉ sửa chữa motor 3 pha chất lượng nhưng đi đôi với giá cả hợp lý. Hãy liên lạc với chúng tôi, khi motor điện 3 pha bị hỏng. Đi đầu trong lĩnh vực sửa motor HCM.Chúng tôi cam kết sửa motor tại HCM uy tín giá tốt, bạn gọi chúng tôi trả lời.
Điểm khác biệt nổi bật nhất của DICO so với các địa chỉ sửa chữa motor điện 3 pha khác:
Là đơn vị cung cấp, sửa chữa motor điện 3 pha – nhà cung cấp các giải pháp cửa hàng đầu Việt Nam, cam kết cao về chất lượng dịch vụ của sản phẩm và chính sách hậu mãi sau bán hàng.
Thợ sửa chữa có chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, hoàn toàn sửa chữa được các bệnh cửa cuốn nghiêm trọng nhất của tất cả các hãng.
Có mặt ngay sau 30 phút kể từ khi tiếp nhận sự cố.
Tư vấn miễn phí đối với các sự cố về cửa cuốn đơn giản, khách hàng có thể tự sửa chữa tại nhà.
Báo đúng giá sửa chữa đã được niêm yết, không chặt chém, đội giá lên cao.
Thái độ phục vụ của nhân viên nhiệt tình, chu đáo.
Gọi điện lại chăm sóc khách hàng sau khi đã sửa chữa xong.
Để không còn lo lắng khi motor điện 3 pha hư hỏng bạn hãy ghi nhớ thương hiệu DICO. Chúng tôi sẽ có mặt kịp thời và đồng hành cùng gia đình bạn để tận hưởng cuộc sống tiện ích.
Kinh nghiệm sử dụng motor 3 pha
Có nhiều sản phẩm bạn chưa từng biết chúng trên lý thuyết, cũng không qua sách vở đào tạo, thì việc dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước là hoàn toàn đúng đắn đấy chứ. Tuy nhiên nếu họ không chia sẻ lại thì cũng bằng không.
Có lẽ bạn đã nghe qua khá nhiều trong sản xuất và đời sống, liệu rằng việc sử dụng chúng có thể mãi thuận lợi mà không trục trặc gì không? Hay bạn cần sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng DICO tham khảo những bài học khi sử dụng motor điện 3 pha để lấy đó làm tài liệu cho mình nhé! Xin chia sẻ kinh nghiệm sử dụng lắp đặt vận hành motor điện 3 pha, Kinh nghiệm sử dụng motor 3 pha 380 V như sau:
1. Người chế tạo máy có thể dùng dư tải cho một số công việc
Motor làm máy nghiền đá: đầu trục motor được nối với các quả văng (viên bi thép loại lớn) văng đập cho các viên đá vỡ ra; có những cục đá vừa lớn vừa chắc, nếu motor không đủ mạnh có thể sinh quá tải.
Motor làm máy cắt sắt cứng hoặc làm máy cưa các thớ gỗ rất dày.
Motor làm bơm nước cho các tòa nhà hàng cao hàng chục tầng.
Motor làm tời, kéo vật nặng theo phương thẳng đứng,
VD làm thang máy chở hàng
2. Một số thuật ngữ vật lý dùng cho ngành động cơ điện cần lưu ý
a. Dòng điện định mức I (A)
Mỗi motor 3 pha khi không tải có dòng ampe đo được khoảng 1/3 đến 1/2 số thực khi mang tải.
VD đạt 4 ampe lúc không tải nghĩa là khi tải đạt khoảng 12 ampe trở xuống.
Khi chạy không tải ampe đạt 30 đến 35 % của dòng định mức là được, đến 50% cũng được. Một số hãng đặc biệt lên đến 60 %. Nhưng nếu ampe đạt cao hơn số này là motor có vấn đề.
Khi chạy có tải ampe lên đến 95% dòng định mức. Số này nếu cao quá motor sẽ cháy, nếu thấp quá nghĩa là hao điện năng. VD với motor 1 HP dòng định mức là 2 ampe, chạy không tải là 0.47 ampe đến 0.78 là ổn. Khi có tải chạy khoảng 1.8-1.9 ampe là hợp lý, cao hơn 2 ampe có thể cháy, mà dưới 1.8 ampe thì phí công suất và hao điện năng
b. Hệ số cos
Hệ số cos càng tiến gần tới 1 (100%) nghĩa là động cơ làm việc hiệu quả hơn, không bị tổn hao điện năng.
c. Đấu sao và tam giác
Tùy vào công suất của động cơ để đấu điện khởi động phù hợp . Đối với động cơ có cos nhỏ thì dòng khởi động nhỏ nên ta chọn cách khởi động bằng tam giác.
Còn đối với động cơ lớn thì ta chọn cách khởi động bằng sao.
Nếu động cơ có công suất lớn khoảng trên 22 kW trở lên thì ta kết hợp khởi động sao-tam giác. khởi động ở chế độ sao rồi chạy ở chế độ tam giác. Khởi động mô tơ như vậy nhằm giảm dòng khởi động xuống.
d. Tần số Hz
Thông thường tại Việt Nam chúng ta dùng tần số lưới điện 50 Hz tuy vậy vẫn có những việc cần biến đổi tần số.
Motor biến tần có cánh quạt điện 1 pha lắp ở phía sau để làm mát cho motor. Với moto biến tần tốt, khi tần số thay đổi, chỉ có tốc độ thay đổi công suất không thay đổi.
Cánh quạt làm mát là vô cùng quan trọng vì nhiệt độ tăng tính dẫn điện giảm, từ thẩm yếu hơn bi có thể chảy mỡ, phớt chắn dầu có thể co dãn, lỏng, rời ra
VD với motor 7.5kW-4P, khi chuyển sang tần số 25 tốc độ giảm 1 nửa còn khoảng 700 vòng. 1 biến tần có thể dùng cho 1 hoặc vài motor , VD: biến tần dùng được cho motor 11 kW có thể dùng cho 2 chiếc motor 5.5 kW.
Tại sao motor biến tần ít được sử dụng vì VD 1 bộ biến tần cho động cơ 10HP giá khoảng 10 triệu đồng trong khi motor 10 HP- 4P giá chỉ từ 4 tới 7 triệu đồng. Do tốn kém nên mọi người vẫn dùng giảm tốc nhiều hơn.
e) Cực điện (poles) viết tắt là P
Motor 2 cực điện có 6 cuộn dây đồng 4 cực điện có 12 cuộn dây 6 cực điện có 18 cuộn dây, 8 cực có 24 cuộn dây; tốc độ motor tương ứng với 4 loại này là 2900, 1400, 900, 700 vòng phút.
Motor 6P và 8P sẽ có lõi rotor lớn hơn -4. Do chế tạo mất nhiều nguyên liệu hơn nên giá thành motor cao hơn. (tốc độ động cơ càng chậm, càng tốn nhiều nguyên liệu sản xuất, giá càng cao.)
Các nguyên nhân motor hư do môi trường
Bạn thường xuyên phải sửa chữa motor dù đã tuân thủ quy tắc sử dụng, nguyên nhân do đâu ? Khi sử dụng các thiết bị điện việc cẩn thận và tuân thủ các qui tắc an toàn về điện, đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị định kì để thiết bị sử dụng an toàn và hiệu quả hơn. Bởi lẽ dùng an toàn, đúng quy trình nhưng đôi khi motor vẫn bị phát sinh nhiều vấn đề hỏng hóc bởi một yếu tố mà ít ai để ý tới chính là do môi trường. Cụ thể bài viết sẽ thống kế một số nguyên nhân motor hư do môi trường như sau:
1. Motor hư do hơi ẩm
Hơi ẩm có thể khiến cho các bộ phận kim loại bị rỉ sét và làm cho sự cách điện của motor điện mất đi một số các thuộc tính cách điện của nó. Một mô tơ nguội khi nó được tắt. điều này làm cho không khí ( với hơi ẩm của nó) được hút vào trong mô tơ. Các mô tơ hoạt động hàng ngày sẽ đủ nóng để đưa hơi ẩm bên trong mô tơ ra. Hơi ẩm thường là một vấn đề rắc rối đối với một mô tơ hoạt động ít, hoặc được tắt trong một thời gian lâu.
Bất kỳ mô tơ nào không hoạt động trong một thời gian thường xuyên nên có chứa một phần tử nung nóng để giữ cho mô tơ khô. Nếu thêm vào một phần tử nung nóng là không thể được, thì một lịch trình bảo trì yêu cầu hoạt động mô tơ ngắn để giảm bớt sự tạo ra hơi ẩm cho mô tơ. Lịch trình này cũng nên được cân nhắc cho việc lắp đặt mô tơ mới, bởi vì trong một số nhà máy, các mô tơ có thể được lắp một thời gian trước khi nhà máy hoạt động.
2. Motor hư do sức căng dây đai không đúng
Các bộ chuyển động đai cung cấp một sự truyền công suất êm, gọn, và bền, và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghệp. một dây đai phải đủ căng để không trượt, nhưng không quá căng đến nỗi gây quá tải cho các bạc đạn của mô tơ.
3. Motor hư do sự không thẳng hàng và rung động
Sự không thẳng hàng của mô tơ và tải kéo là một nguyên nhân chính gây hư mô tơ. Nếu mô tơ và tải kéo không thẳng hàng thì sẽ gây hư hỏng nghiêm trọng các bạc đạn mô tơ, tải, hoặc cả hai có thể xảy ra.
Các trục thiết bị phải được lắp cho thẳng hàng đúng trên tất cả các mô tơ lắp đặt mới và được kiểm tra trong quá trình kiểm tra bảo trì định kỳ. Sự không thẳng hàng thường được sửa chữa bằng cách đặt các miếng chêm dưới chân của mô tơ hoặc thiết bị kéo. Nếu sự không thẳng hàng không thể khắc phục được thì một khớp nối được thiết kế để cho phép một số sự không thẳng hàng có thể được sử dụng. Các khớp nối có thể dược sử dụng trong một số ứng dụng không thẳng hàng bao gồm khớp nối bằng cao su, lò xo mền, và các loại khớp nối kim loại mềm.
4. Motor hư do các loại khớp nối
Các chỗ kết nối bị lỏng. Tất cả các mô tơ tạo ra sự rung động khi chúng quay. Sự rung động này có thể làm lỏng các chỗ nối cơ khí và điện. Các chỗ nối cơ khí lỏng, thường gây ra tiếng ồn và có thể dễ dàng được phát hiện. Các chỗ nối cơ khí lỏng không gây ra tiếng ồn, nhưng gây ra một sự sụt áp đến mô tơ và gây ra quá nhiệt. Luôn luôn kiểm tra các chỗ nối nhiệt và cơ khí khi kiểm tra sửa chữa một mô tơ.